17
Th8

3D Mapping trong Event: Những điều bạn cần biết

3D Mapping là gì? Tại sao 3D Mapping được sử dụng trong các sự kiện? Các yếu tố cần cân nhắc để có màn 3D Mapping hiệu quả nhất trong sự kiện. Hãy cùng Backstage tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Hãy tưởng tượng khi bước chân vào một trung tâm hội nghị, bạn nghĩ rằng sẽ bắt gặp cảnh tượng quen thuộc là những chiếc bàn trải dài phủ khăn trắng muốt, ánh đèn huỳnh quang sáng trưng, bục phát biểu ngay ngắn phía trên những hàng ghế… Thế nhưng, trái với mọi suy nghĩ ban đầu, khi vừa bước qua cánh cửa, bạn chợt nghe thấy tiếng những chú dế và ếch kêu trong đầm lầy. Xung quanh bạn là một khu rừng tràn đầy màu sắc sống động của cỏ cây, hoa lá. Bạn thậm chí còn cảm thấy một làn gió nhẹ và những tia nắng ấm áp mơn man trên da thịt. Hội nghị bán hàng kiểu gì mà lại như một cánh cổng dẫn lối lên thiên đường thế này?

Đừng vội nghĩ rằng đây là một sự kiện được tổ chức trong… rừng rậm nhé! Tất cả là nhờ công nghệ 3D Mapping thần thánh giúp cho khách mời có được những trải nghiệm độc đáo như đang ở một không gian hoàn toàn khác.

Hãy cùng tìm hiểu xem 3D Mapping có thể tạo ra điều gì hấp dẫn cho sự kiện sắp tới của bạn.

Top 11 3D Mapping

3D Mapping là gì?

Công nghệ 3D Mapping ngày càng phổ biến trong ngành sự kiện. Vậy 3D Mapping là gì?

Đó chính là kỹ thuật dùng ánh sáng để tạo hiệu ứng 3D cho bề mặt mà nó tiếp xúc nhằm tạo các khối hình ảnh tương tác trong không gian 3 chiều. Có thể hiểu, 3D Mapping là sự kết hợp giữa 3D và công nghệ làm phim.

Kỹ thuật làm 3D Mapping sẽ dựng một mô hình có tỷ lệ kích thước giống hoàn toàn 100% so với vật thể thật, sau đó, từ mô hình trên máy tính, kỹ thuật viên sẽ tạo các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng 3D để trình chiếu cho người xem.

3D Mapping rất phổ biến trong thực tế vì nó là một công cụ trình chiếu video trong các sự kiện. Về bản chất, nó giống như khắc họa bằng ánh sáng – một cách để thêm họa tiết, màu sắc và thậm chí là cảm xúc vào không gian. Bạn thực sự có thể trình chiếu bất cứ điều gì – từ thương hiệu tài trợ cho đến video tường thuật theo phong cách điện ảnh.

Video dưới đây sẽ giúp bạn hiểu được sự phức tạp đằng sau 3D Mapping trong các sự kiện:

Tại sao 3D Mapping được sử dụng trong các sự kiện?

  • Gây hứng thú cho người tham dự nhờ những trải nghiệm nâng cao
  • Tạo nên những yếu tố có tính tương tác
  • Để lại dấu ấn cho sự kiện
  • Sự kiện được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội
  • Tạo ra ROI (tỷ lệ chuyển đổi) ấn tượng về mặt quảng bá thương hiệu

Sử dụng sáng tạo Projection

Nếu đã xem qua các ví dụ về 3D Mapping thì có thể bạn đã quen thuộc hơn với những màn trình chiếu ở quy mô lớn để tạo ra những trải nghiệm tuyệt vời. Nhưng hãy thử suy nghĩ theo một cách khác về 3D Mapping – đó là vận dụng sáng tạo Projection.

Nếu nghĩ về việc tạo ra hiệu ứng cho sự kiện của mình, bạn không cần lúc nào cũng phải nghĩ về những màn trình chiếu với giá cả và quy mô tốt nhất. Đừng tự thấy áp lực khi bạn mong muốn tạo ra những ý tưởng hoành tráng như những gì bạn đã từng xem..

Các yếu tố cần cân nhắc để có màn 3D Mapping hiệu quả nhất trong sự kiện

Bạn được giao nhiệm vụ phụ trách 3D Mapping trong các sự kiện, nhưng bạn không biết bắt đầu từ đâu? Hãy tự hỏi bản thân những câu hỏi dưới đây để hiểu rõ hơn về cách bạn có thể kết hợp sử dụng 3D Mapping trong sự kiện của mình

1. Bạn có ngân sách cho 3D mapping không? Nếu có thì là bao nhiêu?

Hãy dựa vào ngân sách hiện có để đặt ra những mục tiêu thực tế hơn. Bạn cũng đừng quên phân bổ chi tiêu hợp lý cho sự kiện, tận dụng tài nguyên sẵn có để đảm bạn có đủ ngân sách cho màn 3D Mapping này. Mặc dù sử dụng 3D Mapping khá tốn kém nhưng bạn hoàn toàn có thể xoay sở được nếu biết tối đa hóa việc chi tiêu.

Nếu ngân sách có hạn, bạn hãy chủ động trình bày ý tưởng và nghe tư vấn từ đội ngũ chuyên nghiệp của Icon P nhé.

2. Không gian địa điểm tổ chức rộng bao nhiêu?

Không gian càng lớn, bạn sẽ càng cần nhiều máy chiếu và chi phí 3D Mapping trong các sự kiện sẽ càng cao. Hãy nhớ rằng bạn không cần phải tạo ra một không gian hoàn toàn mới với máy chiếu để ​​người tham dự có trải nghiệm tuyệt vời. Hãy thử tập trung vào các tiêu điểm của không gian – những nơi thu hút sự chú ý. Ngoài ra, hãy xem xét nơi bạn nghĩ rằng khách sẽ ghé thăm nhiều nhất để màn 3D Mapping được chú ý thường xuyên hơn, ví dụ như: lối vào, phòng tắm, quầy buffet, bục phát biểu… Một yếu tố quan trọng khác là hãy cẩn thận với những bề mặt không chiếu hình ảnh lên được (ví dụ: kính trong suốt, tường màu đen, tường gồ ghề) để đảm bảo hình ảnh được hiển thị chính xác.

3. Bạn sẽ trình chiếu cái gì?

Kích thước và độ phức tạp của từng chi tiết trong hình ảnh mà bạn trình chiếu sẽ liên quan trực tiếp đến chi phí. Để không vượt quá ngân sách, hãy tập trung sáng tạo vào các chi tiết nhỏ hơn mà thu hút sự chú ý của người xem. Ví dụ, khách mời có thể thích thú với việc trình chiếu video quy mô nhỏ hoặc có tính tương tác ngay tại bàn của họ thay vì những ảo ảnh trên bức tường khổng lồ.

Disney có một ý tưởng tuyệt vời để sử dụng 3D Mapping trong các sự kiện. Họ đã chiếu các nhân vật hoạt hình Disney huyền thoại lên những chiếc bánh cưới màu trắng. Như bạn có thể thấy, đây chỉ là một hình chiếu nhỏ về kích thước nhưng nó có tác động lớn tới khán giả.

4. Thời gian chuẩn bị cho sự kiện là bao lâu?

Nếu quá trình chuẩn bị cho sự kiện đã bắt đầu, bạn vẫn có thể sử dụng 3D Mapping. Tuy nhiên, để tối đa hóa chi phí, sức sáng tạo và sự hỗ trợ, hãy lên kế hoạch cho phần 3D Mapping càng sớm càng tốt.

Với các hình ảnh 3D Mapping quy mô nhỏ hoặc thiết kế đơn giản, thời gian chuẩn bị thường là 6 tuần. Với các hình ảnh phức tạp hơn, hãy trao đổi với đơn vị AV tư vấn sớm nhất có thể. Chuẩn bị sớm trong khoảng thời gian dài hơn sẽ giúp bạn giảm thiểu chi phí và có thời gian chỉnh sửa sản phẩm cho đến khi ưng ý.

Tạm kết: Những điều dân event cần biết

Trước khi tiếp cận 3D Mapping, bạn nên có một số hiểu biết về những gì bạn muốn. Điều đó có nghĩa là, sử dụng thuật ngữ phù hợp để giúp Icon P cung cấp báo giá chính xác và hoàn thiện thành phẩm theo như bạn muốn.

Ví dụ: Nếu bạn yêu cầu báo giá về 3D Mapping, nó có thể dẫn đến một một báo giá kết hợp nhiều mục khác hơn so với bạn nghĩ ban đầu – có thể là thứ gì đó gây cảm hứng như 3D video projection. Sẽ ổn thôi nếu bạn không nắm rõ những chi tiết bạn muốn nhưng hãy cố gắng giải thích chúng một cách chính xác nhất có thể. Có lẽ tốt nhất là yêu cầu họ đưa ra phương án sáng tạo và sau đó tinh chỉnh từ đó.

Hầu như bất cứ thứ gì trình chiếu được đều có thể sử dụng 3D Mapping, vì vậy đừng ngại hỏi. Ngay cả một buổi tường thuật trực tiếp cũng có thể được trình chiếu ​​nếu ngân sách của bạn cho phép.

Đừng lo ngại khi làm! Bạn có thể tạo nên tiếng vang cho sự kiện của mình dù nó sẽ tốn rất nhiều tiền. Hãy cố gắng tạo nên những trải nghiệm thu hút, thú vị cho những người tham dự.

Hãy chắc chắn rằng hiệu ứng trình chiếu (projection effect) sẽ gắn bó chặt chẽ với sự kiện của bạn. Đừng làm điều đó chỉ vì lợi ích của nó nhưng hãy đảm bảo rằng nó sẽ thúc đẩy toàn bộ ấn tượng của sự kiện. Chắc hẳn, bạn không muốn 3D Mapping là điều duy nhất mà sự kiện của bạn được ghi nhớ và có giá trị.