Account Executive: Tất tần tật những điều bạn cần biết (Phần 1)
Nếu còn đang băn khoăn trong định hướng nghề nghiệp trong tương lai của mình, hãy cân nhắc ngay tới nghề Account Executive. Nghề Account Executive là nghề gì? Liệu có phù hợp với bạn hay không? Mức lương và cơ hội thăng tiến như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc của bạn về ngành nghề khá mới mẻ tại Việt Nam này.
Nội dung bài viết
Nghề Account là nghề gì?
Account Executive là một nghề khá mới ở Việt Nam, phù hợp với những bạn trẻ năng động, có đam mê trong ngành marketing. Với một mức lương cao, được làm việc trong một môi trường năng động tại các công ty thương hiệu và truyền thông quảng cáo nổi tiếng (được gọi là các Agency), Account Executive đang trở thành một nghề “hot”, được các bạn sinh viên mới ra trường chọn làm công việc đầu tiên của mình để trải nghiệm và học hỏi.
Đây là cấp bậc cơ bản nhất trong nghề Account Management cũng như trong bộ phận Account (hay Client Service) của một agency.
Rất nhiều người nhắc tới Account thường nhầm lẫn sang nghề Kế toán hay có liên quan tới nghề Kế toán – Accountant. Nhưng thực chất không phải vậy.
Trong các agency , bộ phận Account còn được gọi là Client Service Department – được hiểu là Bộ phận Dịch vụ khách hàng, hay nói cách khác là Chuyên viên Kinh doanh trong lĩnh vực truyền thông, quảng cáo. Account executive là chức vụ nhỏ nhất trong nghề Account Management.

Account Executive là ai?
Account executive là người nắm rõ chuyên môn và một bức tranh tổng quan của một dự án, và cam kết mang đến kết quả bằng sự chuyên nghiệp của mình.
Vì vậy, account executive là người cần phải “vững tay chèo”, vượt qua tất cả những định kiến và cảm xúc của khách hàng, để tư vấn và cùng khách hàng tìm ra cách thực hiện tối ưu. Account executive luôn phải tự nhủ rằng mình là người biết điều gì tốt nhất cho khách hàng, và cố gắng hết sức vì điều đó.
Trong ngành quảng cáo và marketing, những người giữ chức vụ account executive thường có trách nhiệm phục vụ và nhận yêu cầu từ khách hàng. Account executive được xem như cầu nối giữa công ty và khách hàng hiện tại, có nhiệm vụ quản lý những vấn đề phát sinh hàng ngày và bảo đảm mang lại sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng.
Từ “executive” ở trong cụm từ này có ý là “execute” (thực hiện) – nghĩa là người đảm nhận vị trí này chịu trách nhiệm phần lớn công đoạn thực hiện (execute) trong công việc quảng cáo (ví dụ như chọn kênh truyền thông, phân phối, đàm phán hợp đồng …) Account executive cũng được giao nhiệm vụ mang về nhiều khách hàng hơn cho công ty để tăng doanh thu.
Account executive thường có 1 đến 2 trợ lý và báo cáo cho account supervisor/account manager tương ứng và/hoặc cho giám đốc dịch vụ/account director của khách hàng. Việc báo cáo này phụ thuộc vào quốc gia và khách hàng mà người account executive làm việc cho. Ví dụ như ở Tây Ban Nha, một người account executive có thể tự mình phát triển những chiến dịch rất quan trọng.
Làm Account Executive là làm những gì?
Công việc của người Account executive tập trung vào kĩ năng giao tiếp với khách hàng, quản lý tiến độ dự án và liên kết giữa khách hàng cùng với nhóm thực hiện. Đây là một công việc đầy khó khăn nhưng không kém phần hứng thú.

Những công việc hàng ngày của vị trí này, bao gồm 3 nhóm việc chính :
– Nhóm công việc liên quan về giao tiếp
- Gặp gỡ và liên lạc với khách hàng để thảo luận và xác định yêu cầu marketing của họ.
- Làm việc với các công ty quảng cáo đối tác nhằm đưa ra một chiến dịch digital marketing phù hợp với nhu cầu, ý tưởng và ngân sách của khách hàng.
- Làm việc với account manager để brief (tường thuật công việc) cho bộ phận truyền thông (media), sáng tạo (creative), nghiên cứu (research), và hỗ trợ xây dựng chiến lược marketing.
- Làm cầu nối liên lạc giữa khách hàng và công ty bằng cách thường xuyên liên lạc với cả hai phía, bảo đảm việc giao tiếp diễn ra thật hiệu quả:
- Trao đổi với khách hàng và nhân viên của công ty về chi tiết của tiến độ dự án.
- Nhận sản phẩm từ team thực hiện và trao đổi với khách hàng. Lấy các phản hồi của họ cũng như tư vấn cho Khách Hàng hướng thực hiện hợp lý và đúng đắn
- Trao đổi với team thực hiện để cải tiến sản phẩm và làm khách hàng hài lòng với chất lượng sản phẩm
– Nhóm công việc liên quan về hoạch định và quản lý
- Xây dựng proposal, gặp gỡ và thuyết trình với khách hàng về ý tưởng và ngân sách của dự án để đạt được hợp đồng.
- Xây dựng kế hoạch làm việc, các báo cáo và dự báo về các vấn đề liên quan tới việc thực hiện dự án, tận dụng và phân bổ nhân lực dự án.
- Đảm nhiệm một phần hoặc tham gia vào toàn bộ chiến dịch truyền thông thương hiệu.
- Quản lý dự án mình chịu trách nhiệm.
– Nhóm công việc liên quan về tài chính và thủ tục
- Soạn thảo đề xuất dịch vụ, báo giá, hợp đồng, form mẫu, bản thuyết trình … phục vụ cho công việc.
- Giám sát ngân sách thực hiện hàng tháng của khách hàng hoặc theo hợp đồng.
- Sử dụng các công cụ nghiên cứu tracking để thực hiện việc thống kê và báo cáo định kỳ.
Những ai phù hợp với nghề Account Executive?
Bất kì ai có đam mê trong lĩnh vực truyền thông và quảng cáo, đặc biệt là Sales và Marketing đều có khả năng bắt đầu với nghề Account Executive.
Ngoài ra, nghề account executive phù hợp với những bạn sinh viên năng động mới tốt nghiệp các trường như Ngoại thương, Kinh tế, Quốc tế, RMIT, Tài chính marketing, Hoa sen…
Nếu xác định đam mê lĩnh vực Sales và Marketing, Account Executive được xem là bước khởi đầu hoàn hảo để chuẩn bị cho hành trang sự nghiệp trong tương lai.

Những tố chất nào phù hợp với nghề Account Executive?
Không phải ai cũng phù hợp với nghề Account Executive, bởi đặc thù ngành Account cũng cần những tố chất nhất định để duy trì và đạt được thành công trong công việc. Dưới đây là những tố chất thường thấy từ những Account Executive “lành nghề”:
– Đam mê lĩnh vực truyền thông, quảng cáo hoặc thương hiệu (branding), đặc biệt là đam mê Sales & Marketing.
– Khả năng tự quản lý và tự tạo động lực cho bản thân là cực kỳ quan trọng;
– Kỹ năng giao tiếp và truyền tải tốt;
– Kỹ năng thuyết trình và kỹ năng đàm phán cao;
– Tự tin, khéo léo và có khả năng thuyết phục;
– Kĩ năng tổ chức và quản lí thời gian quản lí thời gian tốt;
– Kĩ năng “đối nhân xử thế “ tốt, vì bạn sẽ phải làm việc với nhiều người có cương vị và tuổi tác khác nhau từ đồng nghiệp đến đối tác;
– Khả năng điều hành và động viên nhóm;
– Sẵn sàng làm việc trong thời gian dài và thường xuyên dưới áp lực cao;
– Tính chuyên nghiệp;
– Nhạy bén trong kinh doanh và khả năng quản lý ngân sách tốt.
Có những ngành học nào liên quan tới nghề Account Executive?
Account Executive là cơ hội để trải nghiệm một ngành nghề mới, một lĩnh vực mới. Nếu bằng cấp của bạn liên quan tới những ngành sau, bạn sẽ có lợi thế để trở thành một Account Executive:
- Quảng cáo (PR)
- Marketing
- Thống kê, nghiên cứu vận hành
- Truyền thông hoặc đa phương tiện
- Kinh doanh hoặc quản lý
- Tâm lý học
Qua bài viết trên, bạn cũng đã một phần nào có thêm kiến thức về ngành Account Executive, ICON P mời bạn đón chờ phần 2 để biết thêm về mức lương, cơ hội phát triển và cách ứng tuyển vào vị trí dành cho ngành nghề này nhé!
Đọc tiếp: Account Executive: Tất tần tật những điều bạn cần biết (Phần 2)